Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Mẹo chữa phồng rộp da chân khi đi bộ nhiều, mang giày chật

Khi mang đôi giày, đôi dép quá chật hoặc chất liệu quá cứng và đi lại nhiều sẽ làm cho chân bạn bị phồng rộp lên. Vết phồng rộp lúc đầu khiến bạn bị đau rát, sau đó hết đau nhưng có nước bên trong. Vậy khi đã bị phồng rộp chân rồi, có cách nào để làm hết nhanh chỗ rộp đó không? Y Dược 365 sẽ cùng Quý bạn đọc tìm hiểu vấn đề này.

Hiện tượng da phồng rộp là do hai lớp da kề nhau bị tách rời ra do bị ma sát nhiều, cũng giống như khi ta muốn tách hai tờ khăn giấy, ma sát nhẹ khiến hai lớp khăn giấy rời nhau ra.


Để phòng tránh và chữa trị đôi chân bị rộp, bạn có thể:

Việc đầu tiên là phải sát trùng các vết phồng. bạn có thể dùng nước muối ấm, nước giấm hay một chút dầu tỏi để lau nhẹ vết rộp.

Sau đó, đối với các vết phồng nhẹ và nhỏ hơn 2,5cm chiều dài, bạn có thể làm vết phỏng mau lành bằng các cách:

- Dùng khăn thấm nước trà đặc và lạnh đắp lên chỗ phồng khoảng 30 phút. Đơn giản hơn, có thể dùng túi trà túi lọc thấm nước đặt lên chỗ phồng rộp.

- Hoặc có thể dùng một số loại kem có chiết xuất Aloe Vera hay vitamine E để bôi lên vết phồng, sẽ giúp vết phồng dịu lại và mau lành.

- Lấy 1 ít nước cốt dưa chuột, nhỏ thêm vài giọt nước chanh và cho từ từ 2 muỗng canh lưng bột mì vào, quậy thành hồ sền sệt. Mỗi ngày bôi một lần hỗn hợp này vào chỗ da bị bỏng, rộp. Sau 30 phút rửa sạch bằng nước ấm.

Còn đối với các vết phỏng lớn đã bị phồng nước, ta có thể dùng một ít lá trầu không, rửa sạch, giã nát rồi trộn với 1 ít rượu gạo 40 độ, vắt lấy nước cốt. Dùng khăn sạch thấm nước cốt này đắp lên trên chỗ phồng nước nhiều lần trong ngày sẽ giúp chỗ phồng mau xẹp và giảm đau.

Chú ý:

Bạn không nên chọc vết rộp ở da chân mặc dù ngay sau khi chọc vết rộp, da bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Bởi thực chất vùng da bên ngoài là lớp bảo vệ, chọc vỡ lớp da này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào các mô ở phía trong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét